Không khí se lanh như buổi chiều ở Đà Lạt  thơ mông đã làm chúng tôi yêu lắm nơi này. Buổi sáng từng đàn trâu, đàn bò được lùa ra những bãi cỏ xanh mướt. Bà con đi bộ tập thể dục bên đường cười cười nói nói rộn ràng. Chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng, nơi thành phố xa hoa này cũng có một nơi yên tĩnh phong cảnh hữu tình đến vậy.

Chúng tôi được các chú bố trí cho ở văn phòng ấp Trạm Bơm, xã Tân Phú Trung. Bà con trong ấp biết tin chúng tôi đến liền hỏithăm và đãi cho chúng tôi ăn những món ăn đậm chất quê hương và tình người nơi đây. Ba chị em chúng tôi được phân ở chung với nhau, điều tuyệt vời hơn cả là 3 người ở ba miền của Tổ quốc, có văn hóa phong tục khác nhau đòi hỏi ở mỗi người một sự hòa hợp, xem nhau như chị em trong gia đình, bảo ban nhau để hiểu và thương nhau nhiều hơn.

Chúng tôi còn thương lắm anh Nhanh bí thư đoàn ấp Trạm Bom, người luôn chăm sóc cho chúng tôi từng chút một. Mặc dù anh bận bịu với trăm công nghìn việc ở công ty nhưng cứ thời gian rảnh là anh giúp đỡ hết mình. Nhà anh chỉ có hai chiếc xe cho 2 vợ chồng đi làm thế nhưng anh cũng sắp xếp cho chúng tôi mượn 1 chiếc để đi lại cho thuận tiện.

Yêu lắm những người bạn ở nơi đây, khi thấy chúng tôi đến các bạn đã giúp chúng tôi về đến chỗ ở, luôn luôn có mặt trong các hoạt động để dẫn đường và giới thiệu chúng tôi với bà con. Đến ngày thứ 3, chúng tôi lên đường lên ấp Láng Cát tiếp tục làm tuyện truyền phòng chống bệnh lao, bệnh sốt xuất huyết, bệnh chân tay miệng và cách tiết kiệm điện hiệu quả.  Đến nhà bà Trần Thị Lưu và bà Huệ, chúng tôi không khỏi xúc động, ai ai cũng rưng nước mắt khi nghe các bà kể về sự nghiệp  cách mạng của bà và gia đình bà. Vừa nghe bà kể chuyện, trong lòng mỗi người chúng tôi ai ai cũngthấy thắt lại, dậy lên một ngọn lửa căm thù và càng yêu thêm những người lính can trường làm nên hòa bình đất nước ngày hôm nay.

Bà Trần Thị Lựu

Anh Hai của bà Huệ – cũng là một người lính dũng cảm ngày nào

Các chiến sĩ chăm chú nghe kể chuyện

Trong cuộc trò chuyện với các bà, chúng tôi được nghe rất nhiều về lịch sử thời chiến, trong đó còn có những câu chuyện nhỏ về các vật dụng xung quanh chúng tôi như chiếc khăn rằn dân tộc đang được khoác trên vai,…. Tất cả đều là chứng nhân cho cuộc chiến oai hùng năm nào để giờ đây, chúng tôi càng thêm tự hào khi được quàng nó.

Khi câu chuyện kết thúc thì cũng đã quá trưa, chúng tôi chào bà ra về để nghỉ trưa. Bà mời chúng tôi ở lại ăn cơm cùng gia đình cho vui nhưng do cả các anh chị xã đoàn đang chờ nên chúng tôi đành ra về trong sự tiếc nuối với lời hứa sẽ sớm quay trở lại.

Những ngày đầu ra trận nhưng chúng tôi đã có nhiều trải nghiệm, và hiểu biết hơn về quê hương đất nước nơi mình đang sinh sống và làm việc. Chúng tôi được học cách “làm người” hơn qua từng tấm gương sáng được các bà kể. Mỗi người đã tự hứa với lòng mình là sẽ cố gắng học tập, và làm việc hết sức để xứng đáng với công lao của cha ông đã đấu tranh gian khổ cho thế hệ chúng ta. Chúng tôi tin như thế !

Nội dung: HạnhNhư

Hìnhảnh: Ngọc Thịnh