1. GIỚI THIỆU VỀ GIẢI THƯỞNG

“Sinh viên nghiên cứu khoa học” là giải thưởng dành cho sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học do Viện nghiên cứu khoa học và Công nghệ cùng Ban nghiên cứu khoa học Đoàn trường phối hợp với Chi đoàn giảng viên và CLB EURÉKA tổ chức.

2. MỤC ĐÍCH

Tập hợp được đông đảo sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với một hoạt động khoa học phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng học tập.

Tạo sân chơi trí tuệ cấp trường cho sinh viên nghiên cứu khoa học trong thời gian hè năm học 2015 – 2016.

Chuẩn bị đề tài có chất lượng tham gia giải thưởng Eureka cấp thành tổ chức hàng năm.

Giải thưởng được tổ chức sẽ là hoạt động thiết thực trong việc mở rộng phong trào, động viên, khích lệ sinh viên và cán bộ, giáo viên tham gia tích cực hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học.

3. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA GIẢI THƯỞNG

Sinh viên hệ đại học và cao đẳng chính quy trong tất cả các khóa của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Đặc biệt khuyến khích sinh viên năm 1, năm 2 và sinh viên hệ chất lượng cao thực hiện nghiên cứu khoa học.

Những đề tài tiềm năng hoặc đạt giải cao trong các cuộc thi nghiên cứu học thuật cấp khoa.

4. HÌNH THỨC THAM DỰ GIẢI THƯỞNG

Sinh viên tham gia theo 2 hình thức sau: cá nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 5 sinh viên), mỗi cá nhân hoặc tập thể có thể đăng ký tham gia 1 hoặc nhiều công trình.

Các đề tài tham gia giải thưởng không giới hạn lĩnh vực tham gia, khuyến khích phù hợp với chương trình đào tạo của trường và khả năng nghiên cứu của sinh viên.

5. QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG CÔNG TRÌNH DỰ THI

5.1. Nội dung chính của công trình có thể gồm nhiều chương, phần khác nhau nhưng phải làm rõ được những điểm chính sau:

– Đặt vấn đề: nêu lên sự cần thiết của đề tài, lý do chọn đề tài.

– Tổng quan tài liệu: tổng quan tóm lược đề tài, nêu những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước, những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu và phương án giải quyết của tác giả (nhóm tác giả).

– Mục tiêu – Phương pháp: mục tiêu của công trình, phương pháp nghiên cứu.

– Kết quả – Thảo luận: nội dung – kết quả nghiên cứu đạt được.

– Kết luận – Đề nghị: nêu lên kết luận, ý nghĩa khoa học, hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, qui mô và phạm vi áp dụng, đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.

– Tài liệu tham khảo, phụ lục; danh mục các công trình trước đây của tác giả (nếu có).

5.2. Lĩnh vực thực hiện:       

– Sinh viên được tùy chọn các lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với khả năng của sinh viên, tuy nhiên giải thưởng “Sinh viên Ngân hàng nghiên cứu khoa học” khuyến khích sinh viên nghiên cứu về các đề tài phù hợp với chương trình đào tạo của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM như: Tài chính – Ngân hàng; Chứng khoán; Kế toán; Tín dụng; Thương mại; Quản trị; Kinh tế học, Kinh tế phát triển; Ngôn ngữ; Pháp luật; Công nghệ thông tin; Lý luận chính trị, đoàn thể, xã hội; Giáo dục đào tạo

5.3. Một số gợi ý thực hiện đề tài:

Khuyến khích các đề tài nghiên cứu hưởng ứng 6 chương trình đột phá của thành phố Hồ Chí Minh hoặc đề tài hỗ trợ phát triển cho 4 ngành công nghiệp và 9 ngành dịch vụ ưu tiên của thành phố Hồ Chí Minh:

– Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

– Chương trình cải cách hành chính

– Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

– Chương trình giảm ùn tắc giao thông

– Chương trình giảm ngập nước

– Chương trình giảm ô nhiễm môi trường

– Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: giải pháp về tập trung nguồn lực phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái… các vấn đề cơ bản về Biển Đông và phát triển kinh tế biển; nghiên cứu dự báo các nguồn lợi biển, phục vụ xây dựng các công trình trên biển và khai thác tổng hợp các nguồn lợi từ biển, phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ngoài ra những đề tài thực hiện liên quan đến kỷ niệm 40 năm thành lập trường cũng được khuyến khích thực hiện.

 

6. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

Tuân thủ các quy định về đề tài nghiên cứu khoa học của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và các quy định sau:

– Nội dung công trình được đánh máy trên giấy A4 (210 x 297 mm), phông chữ Unicode, kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, đánh số thứ tự trang ở chính giữa trang, vị trí ở phía trên đầu mỗi trang.

– Công trình nghiên cứu trình bày trong khoảng 50 tới 100 trang đánh máy (không tính phụ lục, hình ảnh, số liệu).

– Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất: 1.; 1.1.; 1.1.1… (tối đa là 3 tiểu mục nhỏ)

– Các công thức cần viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường, các ký hiệu phải có chú thích rõ ràng. Bảng vẽ, biểu đồ, sơ đồ minh họa… phải được đánh số thứ tự kèm theo chú thích.

 

7. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH

Về hình thức: cách trình bày công trình (bố cục, sơ đồ, diễn đạt, hình thức…) đảm bảo yêu cầu theo quy định tại của Thể lệ.

Hiệu quả về kinh tế – xã hội của công trình: trình bày rõ những ý nghĩa thực tiễn, hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội mà đề tài nghiên cứu.

Xác định nội dung và phương pháp nghiên cứu: luận cứ khoa học, tính độc đáo; nội dung nghiên cứu hợp lý; trình bày chi tiết về tính mới, tính sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề và khả năng ứng dụng.

Sản phẩm của đề tài (nếu có): chi tiết hóa được loại hình sản phẩm, cụ thể hóa các chi tiết chất lượng tiên tiến.

Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu: chứng minh được đề tài có địa chỉ ứng dụng cụ thể, tính khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu…

Tính trung thực trong việc tham khảo và nghiên cứu: nêu cụ thể và trích dẫn đầy đủ ở từng trang về nội dung của sách, báo, tạp chí hoặc đề tài tham khảo.

Thang điểm cụ thể do Hội đồng chuyên môn, Ban giám khảo quyết định và sẽ được công bố thực hiện chấm thi một cách độc lập khách quan cho những đề tài thuộc từng nhóm dự thi của sinh viên.

8. ĐĂNG KÝ THAM GIA

8.1. Thời gian đăng ký tham gia giải thưởng:

Nộp đề cương

– Đợt 1: Từ ngày 25/03/2016 đến hết ngày 15/04/2016

– Đợt 2: Từ ngày 01/05/2016 đến hết ngày 10/05/2016

8.2. Lệ phí: Miễn phí tất cả chi phí tham dự giải thưởng.

8.3. Cách thức đăng ký

Bước 1: Nhóm nghiên cứu điền phiếu (đính kèm) đăng ký và gởi về email: svnckh@buh.edu.vn

Bước 2: Nhóm nghiên cứu gửi ĐỒNG THỜI đề cương nghiên cứu bản cứng về cho ban tổ chức:

Đ/c Phạm Thanh Tân – phó bí thư Đoàn trường; Văn phòng Đoàn trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (Phòng C006 –  số 56 Hoàng Diệu 2, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức)

Hoặc:

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền; Viện Nghiên cứu khoa học và công nghệ – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (Lầu 03, 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.HCM)

9. THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ KIẾN:

– Xét duyệt đề cương và nội dung đề tài: từ 25/03/2016 đến 10/05/2016

– Viết đề tài:

+ Đợt 1: Từ tháng 25/03/2016 đến 20/05/2016

+ Đợt 2: Từ 20/05/2016 đến 20/08/2016

– Nộp đề tài gồm 2 đợt: tháng 6 và cuối tháng 8 năm 2016

– Chấm điểm đề tài: Tháng 06/2016 và tháng 09/2016

– Tổng kết và trao giải: Tháng 10/2016

10. KHEN THƯỞNG VÀ QUYỀN LỢI TRONG GIẢI THƯỞNG

Giảng viên trực tiếp hướng dẫn các sinh viên đạt giải trong giải thưởng ngoài các quyền lợi được hưởng theo Quy chế NCKH đối với giảng viên sẽ nhận được khen thưởng của Viện Nghiên cứu khoa học và Công nghệ ngân hàng, của Đoàn trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Các tập thể và cá nhân sinh viên tham dự giải thưởng được khen thưởng và quyền lợi như sau:

Cấp kinh phí và khen thưởng khi hoàn thành đề tài:

Giải thưởng

Số lượng

Mức khen thưởng

Nhà khoa học trẻ xuất sắc

01

6.000.000 đồng

Nhà khoa học trẻ tiêu biểu

02

5.500.000 đồng

Nhà khoa học trẻ

03

5.200.000 đồng

Các đề tài được nghiệm thu theo mức đạt của hội đồng cấp trường

Theo số lượng thực tế đề tài tham dự

Theo quy định của Nhà trường

Tập huấn và trao đổi với các nhà nghiên cứu:

– Tập huấn và trao đổi đợt 1: dự kiến đầu tháng 04/2016

– Tập huấn và trao đổi đợt 2:  tháng 05/2016

Nhận giấy chứng nhận sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường

Giấy khen:

  • Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Giấy khen của Đoàn trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Cộng điểm rèn luyện: Cộng điểm rèn luyện cho sinh viên tham gia nghiên cứu đề tài cấp trường theo quy định của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Các hỗ trợ ngoài giải thưởng:

– Nhóm tác giả được Ban nghiên cứu khoa học hỗ trợ phương pháp nghiên cứu, đề xuất giảng viên hướng dẫn (nếu có nhu cầu) thông qua các hoạt động của Ban NCKH.

– Các đề tài được nghiệm thu hoàn thành trong giải thưởng sẽ được lựa chọn tham gia Giải thưởng sinh viên nghiên cứu Eureka cấp thành và các giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học khác căn cứ theo thể lệ của giải thưởng đó. Nếu đạt giải trong Eureka cấp thành, nhóm sẽ được nhà trường khen thưởng theo quy định (hiện tại là 10.000.000đ/đề tài).

– Sinh viên được cấp chứng nhận để tham dự xét danh hiệu Sinh viên 5 tốt các cấp.

– Sinh viên có thành tích tốt trong giải thưởng sẽ được Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng TP.HCM khen thưởng thành tích nghiên cứu khoa học trong toàn khóa học khi tốt nghiệp ra trường.

11. LIÊN HỆ THÔNG TIN VỀ GIẢI THƯỞNG

– Website trường ĐH Ngân hàng TP.HCM: http://buh.edu.vn chuyên trang Đoàn Thanh niên.

– Website Đoàn – Hội trường ĐH Ngân hàng TP.HCM: https://youth.buh.edu.vn chuyên trang Học tập – Nghiên cứu khoa học.

– Thầy Huỳnh Lưu Đức Toàn – Sđt: 094.775.0139 – Email: toanhld@buh.edu.vn

– Cô Nguyễn Thị Thu Hiền – Sđt: 091.989.8104 – Email: hienntt_vnc@buh.edu.vn

12. ÁP DỤNG THỰC HIỆN

Thể lệ này được áp dụng kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi, Ban Tổ chức sẽ có văn bản điều chỉnh bổ sung và thông báo cụ thể đến các đơn vị, các tập thể, cá nhân liên quan

Eureka – dinh huong nghien cuu

Mau de xuat NCKH