LỄ HỘI “ÁO DÀI VÀ HOA” LẦN ĐẦU TIÊN TẠI TP.HCM

[ĐHNH_B4T] Nằm trong chuỗi sự kiện nhằm chúc mừng ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3, Lễ hội áo dài lần 1 – 2014 đã diễn ra tại công viên Văn hóa Đầm Sen do Sở VHTT&DL TP.HCM phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ TP.HCM, Thành đoàn TP.HCM và Công ty TNHH một thành viên DVDL Phú Thọ tổ chức với chủ đề “Áo dài và hoa”.

1

Lễ hội được tổ chức nhằm giới thiệu đến công chúng hình ảnh sống động của tà áo dài Việt Nam qua từng thời kì, xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc để từ đó tôn vinh giá trị bản sắc văn hóa, tinh thần truyền thống cùng vẻ đẹp đằm thắm, trang nhã của chiếc áo dài – hình ảnh chứa đưng Quốc hồn Quốc túy, niềm kiêu hãnh của nước Việt ngàn đời nay. Đồng thời lễ hội còn tạo môi trường giao lưu văn hóa giữa công chúng với các nhà thiết kế, nghệ nhân áo dài của Việt Nam.

Đến với lễ hội có sự góp mặt của rất nhiều những tổ chức, đơn vị. Đặc biệt là sự tham gia của hàng ngàn bạn trẻ trong trang phục áo dài truyền thống dân tộc. Nhằm hưởng ứng tháng Thanh niên cùng với Lễ hội áo dài lần 1-2014, hơn 80 nữ sinh của trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM cũng đã góp mặt trong trang phục áo dài của trường. Cả quảng trường của Công viên Văn hóa Đầm Sen như một bức tranh với nhiều gam màu bắt mắt được thêu dệt nên từ chính những tà áo dài thướt tha tung bay trong gió. Bầu không khí tưng bừng hòa cùng sức trẻ sục sôi đã khiến cho lễ hội diễn ra vô cùng náo nhiệt và thành công.

2

Sự tham gia, hưởng ứng đông đảo của các bạn trẻ đã giúp cho chương trình xác lập được kỉ lục số người tham gia lễ hội trong trang phục áo dài đông nhất. Đây cũng chính là một nét hay mà chương trình nhắm đến nhằm vinh danh tà áo truyền thống của người phụ nữ Việt.

3

Trong khuôn khổ của buổi lễ hội có rất nhiều các hoạt động có ý nghĩa.Trong số đó, hội thi “Duyên dáng áo dài” có lẽ là nội dung được quan tâm nhiều nhất với sự quy tụ của trên 60 tập thể, ban ngành, đoàn thể, công ty và trường học tham gia. Cùng với sự góp mặt của hơn 200 thí sinh trong bảng thi cá nhân.Từ đó ta thấy được sự yêu mến của mọi người đối với chiếc áo dài dân tộc- một phần không thể thiếu nhằm tôn vinh nét đẹp dịu dàng, duyên dáng của phụ nữ Việt Nam.

4

Diễn ra đồng thời với hội thi “Duyên dáng áo dài” đó là cuộc thi “Vẽ áo dài trên giấy” dành cho các em học sinh. Cuộc thi được tổ chức với sự phối hợp của Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM nhằm giúp các em hiểu thêm giá trị văn hóa cha ông để lại và tự hào về vẻ đẹp truyền thống của tà áo dài Việt

5

Đặc biệt trong dịp này, nhằm góp phần giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã tổ chức buổi tọa đàm về chuyên đề “Áo dài Việt Nam qua khói lửa chiến tranh”. Cuộc nói chuyện diễn ra tựa như một lời khẳng định rằng: “Áo dài phụ nữ Việt Nam là một di sản văn hóa quý báu đã gắn liền với lịch sử dân tộc qua những năm tháng khói lửa chiến tranh giành độc lập tự do cho đất nước. Ngày nay Áo dài lại tiếp tục đóng vai trò là biểu tượng của một nước Việt Nam hòa bình, thân thiện, hiếu khách”.

6

Ngoài ra lễ hội còn có những hoạt động thu hút đông đảo sự chú ý của khách tham quan:

·        Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm áo dài, phụ kiện áo dài theo 3 chủ đề: áo dài công sở, áo dài học đường và áo dài lễ hội-cưới.

·        Triển lãm và biểu diễn thời trang áo dài của các nhà thiết kế nổi tiếng: Sĩ Hoàng, Công Trí, Võ Việt Chung, Việt Hùng, Thuận Việt, Minh Châu, Minh Trí, Hoài Sang.

·        Trưng bày Studio của các nhà nhiếp ảnh tên tuổi.

·        Nói chuyện về chuyên đề áo dài như “Áo dài Việt Nam xưa và nay”, tư vấn “trang phục Áo dài đẹp”, “Triết học Âm dương trong áo dài Việt Nam”…

·        Cuộc thi bình chọn “Ảnh đẹp áo dài”.

Lễ hội năm nay đã đi được một nữa chặng đường và để lại những ấn tượng vô cùng tốt đẹp. Lễ khai mạc chính thức của Lễ hội “Áo dài và hoa” đã diễn ra vào lúc 18h30 ngày 8/3 và lễ bế mạc sẽ diễn ra cùng giờ vào ngày 9/3 tại sân khấu Ngôi Sao – Công viên Văn hóa Đầm Sen.

7

Ta có thể thấy, trong xã hội hiện nay khi mà hoạt động du lịch đang ngày càng phát triển thì ý tưởng tổ chức “Lễ hội áo dài”- một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc là vô cùng độc đáo và thú vị. Nó vừa cần thiết nhằm quảng bá du lịch Thành phố, vừa tạo ra điểm đến thân thiện, vui tươi, hấ[ dẫn cho mọi người.

Chúc cho lễ hội năm nay sẽ diễn ra thành công tốt đẹp, trở thành một sự kiện được tổ chức thường niên và là sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng của Thành phố thu hút du khách quốc tế,để từ đó đưa hình ảnh tà áo dài Việt Nam bay xa hơn và thân thuộc hơn đối với bạn bè trên khắp năm châu.

Sau đây là một số hình ảnh của lễ hội:

8

Hình 1: Tiết mục văn nghệ “Gót hồng” mở màn hội thi “Duyên dáng áo dài”

9 10

    Hình 2+3: Phần trình diễn trang phục áo dài ấn tượng của các đơn vị tham dự hội thi.

 10

Hình 4: Sự quan tâm theo dõi hội thi “Duyên dáng áo dài” của du khách

11

Hình 5:  Những mẫu áo dài được trưng bày trong buổi lễ hội

12 13 14 15 16

File đính kèm: LỄ HỘI ÁO DÀI VÀ HOA