“QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN” – GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI

[ĐHNH_BTTTT] Căng thẳng với kỳ thi học kỳ II, cả thầy và trò trường Đại học Ngân Hàng đều rất bận rộn nhưng buổi Hội thảo: Giải pháp đổi mới việc thực hiện “Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện” của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ vẫn được diễn ra đúng kế hoạch vào lúc 8 giờ ngày 21/6/2013 tại Hội Trường số 36 Tôn Thất Đạm Q1 TP HCM.

Hiện nay, việc thực hiện Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh nói riêng còn gặp khá nhiều bất cập. Để tìm giải pháp phù hợp hơn cho việc thực hiện hiệu quả Quy chế này, buổi Hội thảo chuyên đề: Giải pháp đổi mới việc thực hiện “Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện” của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ được tổ chức với sự tham gia của các vị Đại biểu: Ông Trần Hường – PGĐ Cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TP HCM, TS. Nguyễn Khắc Cảnh – Phó hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV, Đại diện Phòng CTSV các trường Đại học: ĐH Kinh Tế Tp. HCM, ĐH Nông Lâm Tp. HCM, ĐH An Ninh Nhân Dân, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Quốc Gia Tp. HCM,… Ban Giám Hiệu và quý giảng viên, cán bộ CNV, sinh viên nhà trường.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Văn nghệ đầu giờ.

Với sự nhiệt huyết và quyết tâm, Chủ Toạ, NGƯT. TS Hồ Diệu – PHT nhà trường phát biểu khai mạc hội thảo và đặc ra những bất cập trong đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên, cần tham luận và đưa ra giải pháp.

Chủ Toạ NGƯT. TS Hồ Diệu đặt vấn đề cho hội thảo

Tiếp nối vấn đề và đánh giá thực trạng tại trường ĐH Ngân Hàng, ThS. Lâm Thị Kim Liên – Trưởng phòng Công tác Chính trị sinh viên cũng chia sẻ những khó khăn trong việc triển khai quy chế đánh giá kết quả rèn luyện theo quy chế 60 của Bộ GDĐT. Cùng với Thượng Uý Lê Hoàng Việt Lâm – GV Trường Đại học ANND TP.HCM bàn về những bất cập trong quy chế này, thầy Lâm chia sẻ rằng: Quy định có thuật ngữ không rõ ràng, khó giải thích và đánh giá đúng các từ như: “Phẩm chất công dân” hay “Tinh thần vượt khó”.

Chia sẻ thẳng thắn của Thượng Uý Lê Hoàng Việt Lâm

Đóng góp với hội thảo là các bài tham luận được đầu tư nghiên cứu cộng với tâm huyết của các nhà quản lý sinh viên và hơn nữa là đến từ BGH trường, các giảng viên, sinh viên. Gần 10 bài tham luận là con số không hề nhỏ, tất cả đều rất thực tế và chi tiết.

Tham luận của Thầy Đặng Kiên Cường – Cán bộ phòng quản lý sinh viên và Quan hệ DN Trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM chia sẽ mô hình chấm điểm rèn luyện online.

Tham luận của ThS. Lưu Trung Thuỷ với mô hình thưởng phạt và 15 này tình nguyện tại ĐH Bách Khoa Tp. HCM.

Không kém thực tế và phản ánh sâu sắc thực trạng hiện nay trong việc chấm điểm rèn luyện, Sinh viên Lê Nhật Quý Thiệu- Khoa NHQT đã nhìn nhận dưới góc độ sinh viên qua quá trình tìm hiểu.

Sau hơn 4 giờ tham luận, hội thảo đã đưa ra được thực trạng việc đánh giá kết quả rèn luyện cùa Sinh viên hiện nay, tìm được nguyên nhân và đề ra một số giải pháp kiến nghị Bộ GDĐT cùng các cơ quan có trách nhiệm, đặc biệt là việc đưa bảng điểm rèn luyện vào bảng điểm tốt nghiệp của sinh viên và xem đây là một tiêu chí xét tốt nghiệp cho sinh viên.

Hy vọng rằng những kiến nghị giải pháp mà các tham luận đưa ra sẽ phần nào giúp ích cho việc học tập và rèn luyện cùa sinh viên tại các trường Đại học, Cao đằng và Trung cấp Chuyên nghiệp.

B4T_Văn Hậu

Hình ảnh_ Đức Duy